Văn Hoá, Truyền Thống và Người Làm Sự Kiện –  Du Lịch

Văn Hoá, Truyền Thống và Người Làm Sự Kiện –  Du Lịch: Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại

Văn hóa và truyền thống là những giá trị cốt lõi tạo nên bản sắc của một địa phương hay một quốc gia. Đây không chỉ là những phong tục, tập quán được truyền từ đời này sang đời khác mà còn là cầu nối giúp các thế hệ hiểu hơn về nguồn cội, giữ gìn bản sắc và phát triển trên nền tảng vững chắc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống lại càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, những người làm sự kiện – du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa và giữ gìn những giá trị này.

Những người làm sự kiện – du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa và giữ gìn những giá trị văn hoá, truyền thống.

Văn Hóa và Truyền Thống – Dòng Chảy Xuyên Suốt Thời Gian

Mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa và truyền thống riêng biệt, phản ánh lối sống, tư duy và quan niệm của con người nơi đó. Từ các lễ hội dân gian như Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Ok Om Bok (Sóc Trăng, Trà Vinh), đến những phong tục tập quán như Tết Nguyên Đán hay phong tục cưới hỏi, tất cả đều thể hiện bản sắc độc đáo của từng vùng miền.

Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng là một trong 3 dịp quan trọng, mang ý nghĩa to lớn đối với đồng bào người Khmer. Trong lễ hội có rất nhiều hoạt động thú vị. (ảnh sưu tầm)

Truyền thống không chỉ gói gọn trong các lễ nghi mà còn được thể hiện qua nghệ thuật, ẩm thực, trang phục và kiến trúc. Những di sản như áo dài, áo bà ba, áo Nhật Bình hay các công trình kiến trúc cổ như phố cổ Hội An là minh chứng rõ nét về sự gắn kết giữa con người với văn hóa của họ.

Các công trình kiến trúc cổ thể hiện rõ ràng nét văn hoá lâu đời và đặc sắc của Việt Nam. (Địa điểm trong ảnh: Đình Phú Lễ, toạ lạc tại xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

Người Làm Sự Kiện – Cầu Nối Giữa Truyền Thống và Hiện Đại

Trong thời đại ngày nay, những người làm sự kiện – du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống. Các sự kiện văn hóa, các chuyến du lịch đến khám phá những khu di tích lịch sử không chỉ giúp tôn vinh di sản mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, quốc gia đến với bạn bè quốc tế.

1. Tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống

Những lễ hội, chương trình nghệ thuật dân gian, hội chợ ẩm thực được tổ chức nhằm tái hiện và giới thiệu văn hóa truyền thống đến công chúng.

Các Lễ hội, hội chợ luôn là hình thức lan toả các giá trị văn hoá, truyền thống hiệu quả. (Lễ hội Hoa – Kiểng Chợ Lách năm 2025)

Ví dụ, Festival Dừa được tổ chức với mục đích giới thiệu những vẻ đẹp, lợi ích của dừa đến với khách thập phương và cả cộng đồng quốc tế, tạo cơ hội để người nông dân cùng các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cách trồng, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm làm từ dừa tại Bến Tre. Bên cạnh đó, lễ hội này cũng giúp cho các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của cây dừa mang lại và tiếp tục nỗ lực phát huy những giá trị đó không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra quốc tế.2

Lễ hội Dừa phát huy những giá trị tốt đẹp và tôn vinh ngành nghề trồng và chế biến cây Dừa – biểu tượng của Bến Tre. (ảnh sưu tầm)
2. Hành trình di sản, hành trình về nguồn và các chương trình tour tìm hiểu lịch sử

Mekong Travel & Event mong muốn kể những câu chuyện bằng “những hành trình gây thương nhớ” thông qua những chuyến đi cùng khách hàng. Mỗi vùng đất, mỗi địa danh đều mang những câu chuyện khác nhau, nhiệm vụ của Mekong là truyền tải những ý nghĩa, những nét đẹp văn hoá, lịch sử, những câu chuyện thú vị để du khách hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá mà họ đang trải nghiệm.

Các chương trình trải nghiệm thực tế như “một ngày trở thành dân Bến Tre”: bắt cá, làm kẹo dừa hay chèo xuồng giữa các kênh rạch cũng là cách để mang những du khách phương xa cùng hoà nhịp với đời sống địa phương, nhất là đối với các thế hệ trẻ.

Sâu xa hơn, Mekong mong muốn mang tình yêu quê hương, đất nước, con người truyền tải rộng rải để sau mỗi chuyến đi, du khách không chỉ mang về những trải nghiệm lí thú, những phát hiện mới mẻ, những bức hình xinh đẹp mà còn mang về một món quà to lớn – tình yêu văn hoá, quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Xem thêm: Tour Bến Tre – Sông nước hữu tình

3. Kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại

Người làm sự kiện – du lịch nói chung và Mekong Travel & Event nói riêng, không chỉ giữ gìn các giá trị truyền thống mà còn phải biết cách đổi mới để phù hợp với thời đại. Mekong luôn sáng tạo đổi mới và ứng dụng công nghệ vào trình diễn nghệ thuật, sử dụng truyền thông số để quảng bá hay tổ chức sự kiện văn hoá, các tour du lịch chất lượng đến với các địa điểm ý nghĩa lịch sử đã giúp văn hóa truyền thống đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Nhạc cảnh tái hiện về cuộc đời cách mạng của Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
4. Quảng bá văn hóa ra các tỉnh ngoài, ra quốc tế

Nhờ vào các sự kiện giao lưu văn hóa, triển lãm quốc tế hay chương trình nghệ thuật mang tầm vóc khu vực, những nét đẹp văn hóa địa phương được giới thiệu rộng rãi. Các chương trình Mekong đã thực hiện như: Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Du lịch TP.HCM và Bến Tre năm 2023, Hội nghị giao ban KHCN đồng bằng sông Cửu Long, các chương trình tại các điểm văn hoá du lịch: Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đền thờ và mộ Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, công viên Đồng Khởi,… đã góp phần quảng bá một các hiệu quả.

Xem thêm: HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG NGHỆ VÀ KHOA HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 27

Mekong Travel & Event lan toả những giá trị văn hoá truyền thống qua những dự án

Đội ngũ Mekong Travel & Event không chỉ đơn thuần tổ chức các chương trình mà còn phát triển thành những sứ giả văn hóa, giúp gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống. Trong thời đại số hóa, việc kết hợp giữa văn hóa truyền thống và yếu tố hiện đại là chìa khóa để văn hóa địa phương, quốc gia không bị mai một mà ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mekong Travel & Event luôn mong muốn không chỉ mang đến trải nghiệm mà còn giúp mọi người thêm yêu và tự hào về di sản văn hóa của dân tộc mình thông qua các dự án mà đội ngũ thực hiện.

Xem thêm: